PRP TRONG ĐIỀU TRỊ NÁM

Nám da là một vấn đề phổ biến xuất hiện khi tình trạng tăng sắc tố tái phát, làm tăng hàm lượng melanin trong lớp biểu bì và hạ bì, gây ra các đốm màu vàng nâu đặc trưng. Thường xuyên xuất hiện ở mặt, má, hoặc hàm dưới, đặc biệt là ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nghiên cứu sinh bệnh học đã chỉ ra rằng nám da thường phát sinh do sự tương tác giữa hormone, tác động của tia UV, tình trạng viêm, và sự hình thành gốc tự do. Điều này ảnh hưởng đến cả tế bào sừng và nguyên bào sợi, dẫn đến sự hình thành hắc tố.

Nám da theo báo cáo có mức độ phổ biến là 8,8% ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha tại Texas và có tỷ lệ lên đến 40% ở phụ nữ Đông Nam Á. Nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới, đặc biệt là ở những người mang thai, đang ở độ tuổi sinh sản, hoặc có loại da thuộc nhóm Fitzpatrick III-V.

Có nhiều lựa chọn điều trị nám, bao gồm liệu pháp bôi tại chỗ như hydroquinone, axit azelaic, tretinoin, và corticosteroid; liệu pháp toàn thân như glutathione và axit tranexamic; cũng như các thủ thuật tẩy trắng, sử dụng ánh sáng hoặc laser.

PRP, hay còn gọi là Platelet-Rich Plasma, là một phương pháp mới được đề xuất để điều trị nám da. Các yếu tố tăng trưởng trong PRP (PDGF, TGF-β1 và TGF-β2.) được cho là có tác dụng chữa lành vết thương, tạo mạch… đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Bên cạnh đó sự ức chế enzyme tyrosinase, giúp kiểm soát quá trình hình thành hắc tố thông qua việc giới hạn tốc độ trong quá trình hình thành hắc tố, trong đó enzyme có thể bị ức chế thông qua tác động lên các yếu tố phiên mã như yếu tố phiên mã liên quan đến microphthalmia (MITF) và thông qua việc trì hoãn kích hoạt hoạt hóa kinase liên quan đến tín hiệu ngoại bào.

1 nghiên cứu tổng hợp về việc sử dụng PRP trong điều trị nám ở 489 bệnh nhân sử dụng các liệu pháp tiêm PRP trong da, axit tranexamic, laser, lăn kim vi điểm và tiêm yếu tố tăng trưởng đậm đặc đã cho thấy các bằng chứng cho thấy sự hài lòng chủ quan của bệnh nhân và bác sĩ dựa trên sự cải thiện của bệnh nhân khi dùng các phép đo khách quan như Vùng nám và Chỉ số mức độ nghiêm trọng (MASI) (hình)

Đánh giá PRP trong trị nám

Nguồn: https://doi.org/10.1080/09546634.2022.2142035

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *