Tag: DFU

  • Làm lành vết thương ở bệnh nhân loét bàn chân do tiểu đường sử dụng kết hợp Fibrin giàu tiểu cầu và axit Hyaluronic, Fibrin giàu tiểu cầu và giả dược: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mở

    Làm lành vết thương ở bệnh nhân loét bàn chân do tiểu đường sử dụng kết hợp Fibrin giàu tiểu cầu và axit Hyaluronic, Fibrin giàu tiểu cầu và giả dược: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mở

    Bối cảnh: Fibrin giàu tiểu cầu tự thân (A-PRF) là một phương pháp bổ trợ điều trị loét bàn chân do tiểu đường (DFU) bên cạnh việc kiểm soát đường huyết và cắt lọc mô chết. Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của A-PRF + axit hyaluronic (HA), A-PRF và natri clorua 0,9% (đối chứng) trong quá trình lành thương DFU. Ngày nay, việc sử dụng PRF tự thân được coi là liệu pháp bổ trợ trong điều trị DFU.

    Phương pháp: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng mở này được thực hiện tại Bệnh viện quận Koja và Bệnh viện Gatot Soebroto từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. Bệnh nhân DFU có vết thương kéo dài ba tháng, phân loại Wagner-2 và kích thước vết loét < 40 cm2 được tuyển chọn và phân nhóm ngẫu nhiên vào nhóm A-PRF + AH, A-PRF và nhóm đối chứng. Vào ngày 0, ngày 3 và ngày 7, thông tin mẫu mẫu đã được chụp. Các mẫu được phân tích bằng ELISA và ảnh được phân tích bằng ImageJ để tính chỉ số hạt (GI). Phân tích thống kê được thực hiện bằng SPSS phiên bản 20.

    Kết quả: Điều trị tại chỗ bằng A-PRF + AH có tương quan đến sự gia tăng đáng kể VEGF từ ngày 0 (232,8 pg/mg) đến ngày 7 (544,5 pg/mg) so với A-PRF vào ngày 0 (185,7 pg/mg) đến ngày 7 (272,8 pg/mg) và đối chứng ở ngày 0 (183,7 pg/mg) đếni ngày 7 (167,4 pg/mg). Khi đánh giá mẫu VEGF, nhóm A-PRF+HA tăng lên đáng kể so với các nhóm khác ở ngày 3 ( p=0,022) và ngày 7 (p= 0,001). Ở nhóm A-PRF + AH, có IL-6 giảm đáng kể từ ngày 0 (106,4 pg/mg) đến ngày 7 (88,7 pg/mg) so với PRF ở ngày 0 (91,9 pg/mg) đến ngày 7 (48,8 pg/mg). IL-6 tăng ở nhóm đối chứng từ ngày 0 (125,3 pg/mg) đến ngày 7 (167,9 pg/mg). Khi đánh giá nồng độ IL-6, nhóm A-PRF+HA giảm đáng kể so với các nhóm khác ở ngày 7 (p= 0,041).

    Kết luận: Sự kết hợp PRF + HA làm tăng sự hình thành mạch và giảm viêm ở DFU, đây có thể trở thành một liệu pháp điều trị DFU mới.

    Từ khóa: loét bàn chân do đái tháo đường; axit hyaluronic; fibrin giàu tiểu cầu.

    Bài viết được chuyển ngữ từ tổng quan nghiên cứu của Kartika RW, Alwi I, Suyatna FD, Yunir E, Waspadji S, Immanuel S, Bardosono S, Sungkar S, Rachmat J, Hediyati M, Silalahi T. Wound Healing in Diabetic Foot Ulcer Patients Using Combined Use of Platelet Rich Fibrin and Hyaluronic Acid, Platelet Rich Fibrin and Placebo: An Open Label, Randomized Controlled Trial. Acta Med Indones. 2021 Jul;53(3):268-275. PMID: 34611065.

    Địa chỉ bài viết gốc: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34611065/

  • Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét bàn chân do tiểu đường không do thiếu máu cục bộ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát

    Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét bàn chân do tiểu đường không do thiếu máu cục bộ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát

    Bối cảnh nghiên cứu: DFU (loét bàn chân do tiểu đường) là một biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi dưới. Mặc dù nhiều liệu pháp đã được thử nghiệm nhưng chưa có liệu pháp nào cho kết quả lành thương vượt trội. Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá vai trò của huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương do DFU loại trừ nguyên nhân thiếu máu cục bộ.

    Phương pháp: Sau khi đánh giá toàn diện mạch máu, tổng cộng 80 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 để được tiêm PRP ở mép vết thương và nền của DFU được chọn (Nhóm A), hoặc được chăm sóc thường quy bằng băng ẩm có hoặc không dùng thuốc mỡ collagenase (Nhóm B). Chúng tôi đã tính toán tổng diện tích bề mặt (TSA) của vết loét ở cả hai nhóm (cm 2 ) trước, sau khi điều trị và mỗi tuần cho đến 12 tuần theo dõi.

    Kết quả: Tổng cộng có 4 bệnh nhân (10%) bị cắt cụt chi ở nhóm B, trong khi không có ca cắt cụt chi nào được thực hiện ở bệnh nhân Nhóm A (P<0,001). TSA giảm ≥ 50% xảy ra sớm hơn ở Nhóm A (lúc 2,5 tuần), so với Nhóm B (4,5 tuần); P < 0,001. Tỷ lệ lành vết thương hoàn toàn là 95% (n = 38) và đạt được sớm hơn ( tuần thứ 6 ) đối với bệnh nhân nhóm A, trái ngược với 77,8% (n = 28) bệnh nhân (tuần thứ 9 ) đối với nhóm B (P < 0,001). Nhiễm trùng vết thương bề ngoài được ghi nhận ở 10% (n = 4) trường hợp ở nhánh PRP, trong khi ở nhóm B, 45% (n = 18) trường hợp có mức độ nhiễm trùng khác nhau, từ nhiễm trùng vết thương nông đến sâu và sần da cam (cellulite) (P < 0,001). Điều trị PRP có hiệu quả về mặt chi phí, với tổng chi phí điều trị là 247,50$ so với 437,50$ cho tổng chi phí điều trị cho bệnh nhân Nhóm B.

    Kết luận: PRP là một phương thức điều trị mới, tiết kiệm chi phí, có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương và giảm tỷ lệ nhiễm trùng cục bộ ở DFU, so với các phương thức điều trị thông thường khác.

    Bài viết được chuyển ngữ từ tổng quan nghiên cứu của Hossam EM, Alserr AHK, Antonopoulos CN, Zaki A, Eldaly W. Autologous Platelet Rich Plasma Promotes the Healing of Non-Ischemic Diabetic Foot Ulcers. A Randomized Controlled Trial. Ann Vasc Surg. 2022 May;82:165-171. doi: 10.1016/j.avsg.2021.10.061. Epub 2021 Dec 8. PMID: 34896242.

    Địa chỉ bài viết gốc: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34896242/

  • Hiệu quả điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu so với phương pháp thường quy khác trong điều trị vết thương loét bàn chân do tiểu đường: Phân tích đa trung tâm (Meta-analysis)

    Hiệu quả điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu so với phương pháp thường quy khác trong điều trị vết thương loét bàn chân do tiểu đường: Phân tích đa trung tâm (Meta-analysis)

    Chúng tôi tiến hành bài phân tích đa trung tâm (Meta-analysis) nhằm đánh giá hiệu quả trong việc điều trị vết loét bàn chân do tiểu đường bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu, so sánh với các phương pháp thường quy khác. Một tổng quan tài liệu có hệ thống (systematic literature) sử dụng dữ liệu đến tháng ba 2022 quan sát 1435 bệnh nhân mắc chứng loét bàn chân tiểu đường ở các nghiên cứu ban đầu (baseline study); Có 723 trong tổng số bệnh nhân được điều trị bằng huyết giàu tiểu cầu PRP và 712 người thuộc nhóm đối chứng. Tỷ lệ chênh lệch (OR) với khoảng tin cậy (CI) 95% được tính toán để đánh giá hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu PRP so với các phương pháp điều trị thường quy khác ở chứng loét bàn chân tiểu đường. Số liệu từ kết quả điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân cho thấy mức độ lành thương hoàn toàn có hiệu quả cao hơn so với nhóm đối chứng (có ý nghĩa về mặt thống kê (OR, 1.95;95% CI, 1.49-2.56,P< 0.001)).  Số liệu từ kết quả điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu dị thân cũng cho thấy mức độ lành thương hoàn toàn có hiệu quả cao hơn so với nhóm đối chứng (OR, 6.19; 95% CI, 2.32-16.56,P< 0.001). Kết quả chung cho thấy, nhóm điều trị loét bàn chân tiểu đường bằng PRP tự thân hoặc dị thân cho hiệu quả cao hơn nhóm đối chứng ( có ý nghĩa thống kê). Tuy vậy, cần đánh giá kỹ lưỡng hơn kết quả phân tích do một số nghiên cứu so sánh có số liệu còn thấp, chẳn hạn như so sánh PRP dị thân và nhóm đối chứng

    Từ khóa: Tự thân, dị thân, lành thương hoàn toàn, vết loét bàn chân tiểu đường, huyết tương giàu tiểu cầu PRP

    Bài viết được chuyển ngữ từ tổng quan nghiên cứu của Gong F, Zhang Y, Gao J, Li X, Zhang H, Ma G, Huang Y, Zhang B, Zhao F. Effect of platelet-rich plasma vs standard management for the treatment of diabetic foot ulcer wounds: A meta-analysis. Int Wound J. 2023 Jan;20(1):155-163. doi: 10.1111/iwj.13858. Epub 2022 Jun 25. PMID: 35751432; PMCID: PMC9797932.

    Địa chỉ bài viết gốc: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35751432/