Hiệu quả điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu so với phương pháp thường quy khác trong điều trị vết thương loét bàn chân do tiểu đường: Phân tích đa trung tâm (Meta-analysis)

Chúng tôi tiến hành bài phân tích đa trung tâm (Meta-analysis) nhằm đánh giá hiệu quả trong việc điều trị vết loét bàn chân do tiểu đường bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu, so sánh với các phương pháp thường quy khác. Một tổng quan tài liệu có hệ thống (systematic literature) sử dụng dữ liệu đến tháng ba 2022 quan sát 1435 bệnh nhân mắc chứng loét bàn chân tiểu đường ở các nghiên cứu ban đầu (baseline study); Có 723 trong tổng số bệnh nhân được điều trị bằng huyết giàu tiểu cầu PRP và 712 người thuộc nhóm đối chứng. Tỷ lệ chênh lệch (OR) với khoảng tin cậy (CI) 95% được tính toán để đánh giá hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu PRP so với các phương pháp điều trị thường quy khác ở chứng loét bàn chân tiểu đường. Số liệu từ kết quả điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân cho thấy mức độ lành thương hoàn toàn có hiệu quả cao hơn so với nhóm đối chứng (có ý nghĩa về mặt thống kê (OR, 1.95;95% CI, 1.49-2.56,P< 0.001)).  Số liệu từ kết quả điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu dị thân cũng cho thấy mức độ lành thương hoàn toàn có hiệu quả cao hơn so với nhóm đối chứng (OR, 6.19; 95% CI, 2.32-16.56,P< 0.001). Kết quả chung cho thấy, nhóm điều trị loét bàn chân tiểu đường bằng PRP tự thân hoặc dị thân cho hiệu quả cao hơn nhóm đối chứng ( có ý nghĩa thống kê). Tuy vậy, cần đánh giá kỹ lưỡng hơn kết quả phân tích do một số nghiên cứu so sánh có số liệu còn thấp, chẳn hạn như so sánh PRP dị thân và nhóm đối chứng

Từ khóa: Tự thân, dị thân, lành thương hoàn toàn, vết loét bàn chân tiểu đường, huyết tương giàu tiểu cầu PRP

Bài viết được chuyển ngữ từ tổng quan nghiên cứu của Gong F, Zhang Y, Gao J, Li X, Zhang H, Ma G, Huang Y, Zhang B, Zhao F. Effect of platelet-rich plasma vs standard management for the treatment of diabetic foot ulcer wounds: A meta-analysis. Int Wound J. 2023 Jan;20(1):155-163. doi: 10.1111/iwj.13858. Epub 2022 Jun 25. PMID: 35751432; PMCID: PMC9797932.

Địa chỉ bài viết gốc: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35751432/

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *