Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị cho bệnh nhân loét bàn chân do tiểu đường: Phân tích đa trung tâm (Meta-analysis) các nghiên cứu ngẫu nhiên

Bối cảnh nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm khám phá hiệu quả cũng như tính an toàn của PRP trong điều trị loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

Phương pháp: Dữ liệu được thu thập từ các cơ sở dữ liệu trực tuyến PubMed, EMBASE, BIOSIS, Cochrane central và Google Scholar đến 30/01/2020. Đánh giá kết quả dựa trên mức độ lành thương hoàn toàn, thời gian lành thương và các biến cố bất lợi. Phân tích thống kê bằng phần mềm RevMan 5.0 và STATA 10.0.

Kết quả: 10 thử nghiệm lâm sàn có đối chứng (RCT) trên 456 bệnh nhân được quan sát. Kết quả phân tích đa trung tâm cho thấy mức độ lành vết loét hoàn toàn cao hơn (RR = 1.32, 95% CI 1.06 to 1.65, P = 0.01, I2 = 57%), thời gian lành thương ngắn hơn (MD = −23.42, 95% CI −37.33 to −9.51, P = 0.01, I2 = 78%) mà không gia tăng biến cố bất lợi (RR = 0.48, 95% CI 0.22 to 1.05, P = 0.75, I2 = 0%) ở nhóm điều trị bằng PRP, so sánh với nhóm đối chứng. Không đủ bằng chứng cho sự sai số xuất bản, nhưng các phân tích bằng cách sử dụng phương pháp cắt và điền (trim and fill) không làm thay đổi đáng kể kết quả.

Kết luận: Khám phá của chúng tôi cho kết quả rằng PRP tự thân có thể cải thiện mức độ lành thương hoàn toàn, làm giảm thời gian lành mà không gia tăng biến cố bất lợi.

Bài viết được chuyển ngữ từ tổng quan nghiên cứu của Jiezhi Dai, Chaoyin Jiang, Yangbai Sun, Hua Chen, Autologous platelet-rich plasma treatment for patients with diabetic foot ulcers: a meta-analysis of randomized studies, Journal of Diabetes and its Complications, Volume 34, Issue 8, 2020,107611, ISSN 1056-8727, https://doi.org/10.1016/j.jdiacomp.2020.107611.

Địa chỉ bài viết gốc: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32402839/

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *