Hiệu quả điều trị của huyết tương giàu tiểu cầu đối với chứng loét bàn chân tiểu đường: Bài tổng quan phân tích hệ thống và phân tích đa trung tâm.
Bối cảnh nghiên cứu: Hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong quá trình sửa chữa mô gần đây đã thu hút được nhiều sự chú ý. Nghiên cứu này nhằm mục đích tiến hành tổng quan phân tích hệ thống và phân tích đa trung tâm các bệnh nhân bị loét bàn chân do tiểu đường (DFU) được điều trị PRP hoặc điều trị bằng các phương pháp thường quy khác để đánh giá hiệu quả của chúng.
Phương pháp: Cơ sở dữ liệu PubMed, Excerpta Medica (EMBASE), Thư viện Cochrane và Cơ sở hạ tầng tri thức quốc gia Trung Quốc (CNKI) đã được 2 nhà đánh giá độc lập tìm kiếm toàn diện theo hướng dẫn PRISMA để đưa vào các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT,) so sánh PRP với các phương pháp điều trị thông thường cho DFU. Các phép đo chính: tốc độ lành vết thương và thời gian lành vết thương, chất lượng phương pháp và dữ liệu trích xuất được đánh giá bằng Review Manager 5.3. Ý nghĩa thống kê được đặt ở P <0, 05
Kết quả: Tổng cộng có 10 RCT liên quan đến 550 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu này. PRP được quan sát là có cải thiện đáng kể mức độ lành thương (tỷ lệ rủi ro [RR] = 1,38, khoảng tin cậy 95% [CI] 1,05-1,82, P = 0,02) và rút ngắn thời gian lành vết thương (khác biệt trung bình [MD] = -23,23, 95% CI -45,97 đến -0,49, P = 0,05) của bệnh nhân mắc DFU, so sánh với điều trị bằng phương pháp thường quy.
Kết luận: So với phương pháp điều trị thường quy khác, PRP thúc đẩy hiệu quả quá trình lành vết thương ở bệnh nhân DFU bằng cách cải thiện rõ rệt mức độ lành thương và thời gian lành vết thương.
Bài viết được chuyển ngữ từ tổng quan nghiên cứu của Peng Y, Wang J, Liu X, Zhou Y, Jia S, Xu J, Zheng C. Efficacy of Platelet-Rich Plasma in the Treatment of Diabetic Foot Ulcers: A Systematic Review and Meta-Analysis. Ann Vasc Surg. 2023 Jun 22:S0890-5096(23)00332-1. doi: 10.1016/j.avsg.2023.05.045. Epub ahead of print. PMID: 37355015.
Địa chỉ bài viết gốc: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/37355015/