Liệu pháp tiêm PRP có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh xương khớp?

Có rất nhiều phương pháp điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó phải kể đến liệu pháp tiêm PRP hay còn gọi là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đang được ứng dụng phổ biến hiện nay. Vậy tiêm PRP có tác dụng gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời!

Tiêm PRP có tác dụng gì?

Những bệnh lý về xương khớp chủ yếu là do yếu tố tuổi tác và vận động quá mức dẫn đến tổn thương cấu trúc của khớp, cấu trúc gân, điểm bám gân, khiến người bệnh đau nhức và khó khăn khi vận động, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được chứng minh có tác dụng lớn trong việc điều trị giảm đau, chống viêm, tái tạo, phục hồi cấu trúc khớp và cấu trúc gân.

Liệu pháp tiêm PRP có thể điều trị 3 nhóm bệnh cơ xương khớp chính, đó là: thoái hóa khớp, viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp. Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP ra đời được đánh giá là công nghệ trị liệu bệnh lý xương khớp tiên tiến hàng đầu thế giới với những ưu điểm vượt trội, giúp điều trị dứt điểm thoái hóa, viêm gân chỉ sau 1 liệu trình, không cần phẫu thuật. Đặc biệt, phương pháp này đảm bảo an toàn, không lo biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, chỉ 5 – 10 phút, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của gân, khớp.

Huyết tương giàu tiểu cầu là sản phẩm được chiết xuất từ một thể tích máu tự thân, trong đó có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần mức cơ bản bình thường trong máu tĩnh mạch, gấp từ 2 đến 8 lần, so với mức trung bình. Nguyên lý của điều trị huyết tương giàu tiểu cầu là dựa trên khả năng của tiểu cầu là giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học để chống viêm và kích thích khả năng phục hồi, tái tạo tại chỗ của mô tế bào, trong đó có sụn khớp, gân, dây chằng…

Liệu pháp tiêm PRP giúp điều trị dứt điểm thoái hóa, viêm gân chỉ sau 1 liệu trình

Liệu pháp tiêm PRP được áp dụng khi người bệnh đang có tổn thương cấu trúc khớp như thoái hóa khớp, tổn thương sụn chêm, viêm gân… Tiểu cầu được ly tâm và hoạt hóa sẽ ly giải các hạt alpha giải phóng nhiều loại protein có vai trò làm lành vết thương, từ đó giảm đau, giảm viêm, từng bước tái tạo, phục hồi cấu trúc khớp và hiệu quả làm lành vết thương trở lại như trước.

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu được chứng minh hiệu quả và có tính an toàn cao do lấy máu tự thân, quy trình khép kín, vô trùng, không có khả năng bị lây nhiễm bệnh, không dị ứng và không gặp nguy cơ không tương thích. Phương pháp trị liệu này hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc trong việc điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tiêm PRP

Ưu điểm

Nếu so với phương pháp tiêm corticoid thì liệu pháp tiêm PRP có hiệu quả và ưu điểm vượt trội vì ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm còn có tác dụng kích thích phục hồi vết thương theo cách sinh lý tự nhiên như tiểu cầu và tiêm corticoid không có được. Đồng thời còn làm chậm quá trình tiến triển bệnh, giảm nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp.

So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%.

Ngoài ra, tiêm PRP còn có những ưu điểm như:

  • Rút ngắn quá trình điều trị viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp tối đa chỉ sau 2 -3 lần tiêm
  • Kích thích chữa lành tổn thương lại 1 cách tự nhiên, an toàn.
  • Hiếm khi xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng, đau dây thần kinh và tổn thương mô,…
  • Hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc.
  • Thời gian hồi phục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm
  • Cải thiện quá trình tái tạo dây chằng và tổng hợp collagen ngoại bào.
  • Tăng phản ứng của nguyên bào sợi và huyết quản.
  • Giảm tỷ lệ rách tái phát đối với trường hợp rách gân.
  • Giảm thiểu các tác dụng phụ do các phương pháp khác có thể gây ra khi sử dụng kéo dài. Ví dụ như tiêm corticosteroid có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa gân.
  • Quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý.
  • Quy trình điều chế PRP tại Bệnh viện Hồng Ngọc được thực hiện khép kín với sự giám sát chặt chẽ trong labo đạt chuẩn quốc tế.

Nhược điểm

Tùy vào mức độ thương tổn và khả năng phục hồi của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 – 3 lần.

Đối tượng chống chỉ định tiêm PRP

Khi chỉ định tiêm PRP trong điều trị các bệnh lý xương khớp, cần thận trọng với những trường hợp sau:

– Nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.

– Tiểu cầu máu dưới 150.000 /mm3.

–  Thai nghén.

– Thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).

– Nhiễm khuẩn ngoài da vùng quanh khớp gối, nhiễm nấm… khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp gối.

– Tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

– Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

– Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống viêm không steroid thì phải ngừng trong vòng 1 tuần trước điều trị tiêm PRP hoặc acid hyaluronic.

Tiêm PRP chống chỉ định với nhưng bệnh nhân đang mang thai

Những lưu ý khi tiêm PRP       

Lưu ý trước khi tiêm PRP

– Ít nhất 5 ngày (tốt nhất là 14 ngày) trước khi tiêm PRP, người bệnh hãy ngừng thuốc uống chống viêm/chống sưng

– Trong khoảng 1 tuần trước khi tiêm, không nên sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào khiến máu bị loãng.

– Từ 1 tháng đến 6 tuần trước khi tiêm, không dùng cortisone và các loại thuốc tiêm steroid

– Vào ngày tiêm PRP, ăn uống đầy đủ, hạn chế ăn vặt và nhớ bổ sung thật nhiều nước. Ngoài ra, bệnh nhân thường được khuyến khích tập thể dục vận động trước khi lấy máu vì có thể sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.

Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học trước khi tiêm PRP

Lưu ý sau khi tiêm PRP

– Sau khi tiêm PRP cần nghỉ ngơi ít nhất 48h.

– Tránh vận động thể lực, đi bộ quá 20 phút, mang vác vật nặng.

– Tiêm PRP dung nạp tại chỗ tốt, tác dụng phụ đau tăng thêm sau tiêu và sưng tại chỗ dưới 10%.

– Cần theo dõi sau tiêm:

  • Thời điểm: sau tiêm 12h, 24h, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
  • Chỉ số theo dõi: Thang điểm VAS, tác dụng phụ, hướng dẫn vận động
  • Chụp lại MRI sau 1 năm tiêm PRP.

Link bài viết gốc: https://hongngochospital.vn/tiem-prp-co-tac-dung-gi/

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *