Tag: Điều trị xương khớp

  • Điều trị bệnh cơ xương khớp bằng phương pháp tiêm PRP

    Điều trị bệnh cơ xương khớp bằng phương pháp tiêm PRP

    Tiêm PRP là gì?

    Tiêm PRP là tên gọi tắt cho tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.

    Đây là phương pháp sử dụng máu tự thân nhằm chế xuất ra một dạng huyết tương cô đặc gồm lượng lớn các tế bào tiểu cầu với đặc tính đông máu, chứa các protein thúc đẩy sự phát triển mô tế bào và tự chữa lành vết thương.

    Nhờ đó, giúp người bệnh điều trị giảm đau và kháng viêm trong các bệnh lý về xương khớp.

    PRP có thể điều trị các bệnh cơ xương khớp nào?

    • Thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối
    • Viêm khớp
    • Thương tích cơ cấp tính
    • Chấn thương thể thao bao gồm cơ và khớp
    • Chấn thương gân mãn tính (khuỷu tay tennis, đầu gối vận động viên nhảy cầu)
    • Rách gân và viêm gân
    • Tổn thương dây chằng

    Ưu điểm vượt trội khi tiêm PRP

    ✔️ Liệu trình tối đa chỉ sau 2 -3 lần tiêm, sau mũi tiêm đầu có thể giảm đến 50% đau nhức

    ✔️ Có tính an toàn cao do lấy máu tự thân nên sẽ không gặp nguy cơ không tương thích

    ✔️ Không tác dụng phụ như gây nhiễm trùng, đau dây thần kinh và tổn thương mô

    ✔️ Được chứng nhận giúp tăng cường đáng kể quá trình tự chữa lành viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối

    ✔️ Được phát hiện có hiệu quả làm giảm nhu cầu sử dụng nhiều loại thuốc uống chống viêm mạnh như opioid…

    ✔️ Thời gian hồi phục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm

    Đối tượng có thể tiêm PRP

    Phương pháp này rất phù hợp với những người trưởng thành có cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng bởi viêm xương khớp, thoái hóa khớp hoặc viêm gân và được sử dụng rất rộng rãi cho các trường hợp vận động viên bị chấn thương thể thao.

    Các trường hợp chống chỉ định:

    • Bị thiếu máu trầm trọng
    • Có số lượng tiểu cầu trong máu thấp
    • Chức năng tiểu cầu bất thường

    Vì thế, cần có sự can thiệp chẩn đoán và thăm khám với bác sĩ huyết học trước khi tiêm PRP để đảm bảo an toàn cho người bệnh

    Độ tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp có thể ứng dụng tiêm PRP:

    Các ca bệnh thoái hóa khớp đã ghi nhận đa phần các trường hợp đến thăm khám và có nhu cầu tiêm PRP trong độ tuổi từ khoảng 20 đến 60.

    Trong đó, người ở phân khúc đầu tuổi trung niên, đặc biệt là 45 tuổi rất dễ bị thoái hóa khớp gối và thoát vị đĩa đệm. Thậm chí trong nhiều trường hợp trước đó đã phát bệnh từ sớm ở độ tuổi 35.

    Cần lưu ý những gì trước khi tiêm PRP?

    • Ít nhất năm ngày (tốt nhất là 2 tuần) trước khi tiêm PRP, người bệnh hãy ngừng thuốc uống chống viêm/ chống sưng
    • Trong khoảng một tuần trước khi thực hiện, không nên sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào khiến máu bị loãng
    • Từ một tháng đến 6 tuần trước khi làm thủ thuật, không dùng cortisone và các loại thuốc tiêm steroid
    • Vào ngày tiêm PRP, ăn đầy đủ, hạn chế ăn vặt và nhớ uống thật nhiều nước. Ngoài ra, bệnh nhân thường sẽ được khuyến khích tập thể dục vận động trước khi lấy máu vì có thể sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.

    Quy trình tiêm PRP khép kín trong điều trị các bệnh cơ xương khớp

    Khi đến phòng khám để thực hiện tiêm PRP, người bệnh sẽ trải qua các thủ tục và quy trình như sau:

    Bước 1: Lấy máu.

    Giống với cách lấy máu thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm và thực hiện trích xuất máu từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Lượng máu có được sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có các dung tích khác nhau.

    Bước 2: Phân tách và tạo huyết tương giàu tiểu cầu

    Máu của người bệnh sau đó sẽ được xử lý trong một dạng thiết bị gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm sẽ phân tách các thành phần máu thành các phần khác nhau theo tỷ trọng của từng loại tế bào có trong máu.

    Tiếp đến, các tiểu cầu sẽ tiếp tục được tách thành huyết thanh (gồm tiểu cầu và huyết tương). Các tế bào còn lại như hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.

    Bước 3: Thu thập huyết tương

    Huyết tương được lấy ra khỏi máy và các bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ hỗ trơ để tiến hành tiêm cho bệnh nhân.

    Bước 4: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào bộ phận bị thoái hóa khớp

    Các bác sĩ thường sẽ sử dụng hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, để xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Khi đã tìm thấy vị trí cần tìm, PRP sẽ được tiêm một cách cẩn thận vào vùng bị ảnh hưởng.

    Link bài viết gốc: https://ykhoavanhanh.vn/dieu-tri-benh-co-xuong-khop-bang-tiem-prp

  • Trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

    Trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

    Trị thoái hóa khớp có thể được “kích thích tự chữa lành” nổi bật thông qua việc Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP).

    Kèm theo đó, thoái hóa khớp còn là bệnh lý rất thường gặp ở những người lớn tuổi.

    Vì thế, ở các ca bệnh cần điều trị phối hợp không dùng thuốc cấp bách, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu sẽ là một trong các lựa chọn phù hợp nhất giúp giải quyết bệnh nhanh chóng và đảm bảo được an toàn thiết yếu cho bệnh nhân.

    Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là gì?

    Huyết tương là gì?

    Huyết tương là chất lỏng có trong máu bao gồm phần lớn nước và các protein hỗ trợ sự phát triển tế bào. Đồng thời, nó cũng chính là nơi cung cấp môi trường cho các “yếu tố quan trọng” như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu lưu thông khắp cơ thể.

    Chức năng của các tiểu cầu

    Tiểu cầu (hoặc huyết khối) là những tế bào máu gây ra cục máu đông và các chức năng chữa bệnh tăng trưởng cần thiết khác.

    Tuy nhiệm vụ chính của các tiểu cầu là giúp máu đông lại khi gặp chấn thương. Nhưng điểm mạnh lớn nhất của nó vẫn nằm ở việc các cytokine và các yếu tố tăng trưởng có bên trong sẽ giúp sửa chữa các vết thương và thực hiện khuyến khích chữa lành.

    Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị thoái hóa khớp

    Dựa trên công dụng của huyết tương và tiểu cầu như đã nêu ở trên, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, có thể hiểu đơn giản, là việc tiêm vào mô cơ thể bị tổn thương một dạng huyết tương cô đặc, chứa rất nhiều các tiểu cầu có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành viêm nhiễm và sự suy thoái của các cơ xương ở khớp gối, lưng…

    Không chỉ thế, các tế bào mới ở mô sẽ được đẩy mạnh phát triển nhằm giúp các vùng tái tạo mới được liên tục phục hồi và rút ngắn thời gian trị liệu khi kết hợp với các phương án điều trị khác.

    Quy trình chữa trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

    Khi đến phòng khám để thực hiện tiêm PRP, người bệnh sẽ trải qua các thủ tục và quy trình như sau:

    Bước 1: Lấy máu.

    Giống với cách lấy máu thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm và thực hiện trích xuất máu từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Lượng máu có được sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có các dung tích khác nhau.

    Bước 2: Phân tách và tạo huyết tương giàu tiểu cầu

    Máu của người bệnh sau đó sẽ được xử lý trong một dạng thiết bị gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm sẽ phân tách các thành phần máu thành các phần khác nhau theo tỷ trọng của từng loại tế bào có trong máu.

    Tiếp đến, các tiểu cầu sẽ tiếp tục được tách thành huyết thanh (gồm tiểu cầu và huyết tương). Các tế bào còn lại như hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.

    Bước 3: Thu thập huyết tương

    Huyết tương được lấy ra khỏi máy và các bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ hỗ trơ để tiến hành tiêm cho bệnh nhân.

    Bước 4: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào bộ phận bị thoái hóa khớp

    Các bác sĩ thường sẽ sử dụng hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm, để xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Khi đã tìm thấy vị trí cần tìm, PRP sẽ được tiêm một cách cẩn thận vào vùng bị ảnh hưởng.

    Vì sao tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) lại có hiệu quả đáng kể trong điều trị thoái hóa khớp?

    Với cách thức nổi trội và khác biệt trong việc kích thích tăng trưởng, tái tạo và phục hồi các mô tế bào, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đã được chứng minh là có khả năng tăng cường đáng kể quá trình chữa cơ xương khớp, đặc biệt là các bệnh về thoái hóa khớp.

    Ưu điểm vượt bậc của việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được phát hiện là vô cùng hiệu quả khi có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc uống chống viêm hoặc các loại thuốc mạnh hơn như opioid trong chữa chấn thương ở khớp và làm dịu các biểu hiện lâm sàng của khớp bị thoái hóa.

    Đặc biệt hơn hết, các tác dụng phụ của việc tiêm PRP như nhiễm trùng, đau thần kinh và tổn thương mô rất được hạn chế, bởi thuốc tiêm được tạo ra từ máu của chính người bệnh nên hầu hết phần lớn cơ thể họ đều không từ chối hoặc có các phản ứng tiêu cực với PRP.

    Thời gian hồi phục sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

    Người mắc bệnh thoái hóa khớp không cần phải quá lo lắng về quá trình hồi phục vì sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật. Bệnh nhân có thể tiếp tục hoạt động hàng ngày của mình và PRP cũng sẽ song song thực hiện công việc của nó.

    Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, do PRP khi đã vào trong cơ thể vẫn cần thời gian tiếp nhận, đồng bộ và tiến hành thúc đẩy quá trình chữa lành và tăng trưởng, nên bệnh nhân sẽ không nhận thấy lập tức sự khác biệt sau khi tiêm. Nhưng chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng sau, khu vực khớp bị thoái hóa sẽ bắt đầu lành nhanh hơn và có biểu hiện cải thiện những khó khăn trước đó gặp phải khi phát bệnh.

    Link bài viết gốc: https://ykhoavanhanh.vn/tri-thoai-hoa-khop-tiem-huyet-tuong-giau-tieu-cau

  • Ứng dụng huyết tương tiểu cầu điều trị chấn thương

    Ứng dụng huyết tương tiểu cầu điều trị chấn thương

    Điều trị chấn thương bằng huyết tương tiểu cầu từ lâu đã rất quen thuộc đối với các vận động viên thể thao khi gặp phải các sự cố va chạm trên thao trường.

    Mặt khác, những va chạm dẫn đến chấn thương thông thường hàng ngày trong đời sống cũng có thể được chữa trị hiệu quả bằng việc tiêm huyết tương.

    Các trường hợp ứng dụng huyết tương tiểu cầu điều trị chấn thương

    Chấn thương thể thao

    • Viêm mõm trên lồi cầu ngoài ở vị trí khuỷu tay Tennis (Tennis’ elbow injury)
    • Viêm mõm trên lồi cầu trong ở vị trí khuỷu tay khi chơi Gôn (Golf ‘s elbow injury)
    • Rách chóp xoay vai khi tập luyện các bộ môn sử dụng nhiều sức hoặc buộc phải có sự va chạm ở thân trên
    • Các loại viêm gân gót, viêm cân gan bàn chân, rách sụn chêm/ lồi củ chày khi chơi các môn thể thao di chuyển liên tục và yêu cầu sức bật như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền, chạy bộ…

    Chấn thương thông thường

    Tương tự với các chấn thương thể thao nhưng với các tình huống va chạm tác động từ môi trường sinh hoạt thường ngày, huyết tương tiểu cầu cũng sẽ giúp điều trị các trường hợp như viêm gân, cơ xương khớp, rách chóp xoay, viêm sụn, rách sụn xương…

    Chấn thương khác

    • Chậm liền xương hoặc không liền xương
    • Chấn thương cơ xương khớp ở các vị trí không có mạch máu để nuôi mô

    Hiệu quả khi điều trị chấn thương bằng huyết tương tiểu cầu

    • Tăng cường khả năng tái tạo mô mềm và xương nhanh chóng. Hoàn thành chữa lành vết thương chỉ sau 3 lần tiêm
    • Gần như không có tác dụng phụ như truyền nhiễm, dị ứng do được trích từ chính máu của bệnh nhân
    • Đóng vết thương sớm và giảm sẹo da do đặc tính đông máu được kích thích mạnh mẽ đến từ sự gia tăng hàm lượng tiểu cầu sau mỗi lần tiêm

    Chẩn đoán và quy trình tiêm huyết tương tiểu cầu điều trị chấn thương tại TTYK Vạn Hạnh

    Chẩn đoán điều trị chấn thương

    Bước 1: Kiểm tra thể chất

    Bác sĩ sẽ cố gắng di chuyển khớp hoặc bộ phận bị thương trên cơ thể và dựa trên biểu hiện của người bệnh để phán đoán mức độ chấn thương.

    Bước 2: Lấy thông tin tiền sử bệnh

    Người bệnh sẽ phải trả lời cho những câu hỏi về việc thương tích xảy ra khi nào, bao lâu, có ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất thường ngày không; đặc biệt, trước đó đã áp dụng phương pháp điều trị nào chưa…

    Việc này được thực hiện với mục đích thu thập thông tin các triệu chứng bệnh và nắm bắt khái quát tình trạng đau nhức của bệnh nhân.

    Bước 3: Xét nghiệm hình ảnh

    Chụp X-quang, MRI, chụp CT hoặc siêu âm sẽ giúp các bác sĩ xem xét vết thương rõ nhất. Từ đó, kết hợp với 2 bước trên, đưa ra kết quả chẩn đoán một cách chính xác.

    Quy trình tiêm huyết tương tiểu cầu điều trị chấn thương

    Khi đến phòng khám YK Vạn Hạnh để thực hiện tiêm huyết tương tiểu cầu, người bệnh sẽ trải qua các thủ tục và quy trình như sau:

    Bước 1: Lấy máu.

    Giống với cách lấy máu thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm và thực hiện trích xuất máu từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Lượng máu có được sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có các dung tích khác nhau.

    Bước 2: Phân tách và tạo huyết tương tiểu cầu

    Máu của người bệnh sau đó sẽ được xử lý trong một dạng thiết bị gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm sẽ phân tách các thành phần máu thành các phần khác nhau theo tỷ trọng của từng loại tế bào có trong máu.

    Tiếp đến, các tiểu cầu sẽ tiếp tục được tách thành huyết thanh (gồm tiểu cầu và huyết tương). Các tế bào còn lại như hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.

    Bước 3: Thu thập huyết tương

    Huyết tương được lấy ra khỏi máy và các bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ hỗ trơ để tiến hành tiêm cho bệnh nhân.

    Bước 4: Tiêm huyết tương tiểu cầu vào bộ phận bị thoái hóa khớp

    Các bác sĩ một lần nữa sẽ sử dụng hình ảnh để xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Khi đã tìm thấy vị trí cần tìm, huyết tương sẽ được tiêm một cách cẩn thận vào vùng bị ảnh hưởng.

    Link bài viết gốc: https://ykhoavanhanh.vn/ung-dung-huyet-tuong-tieu-cau-dieu-tri-chan-thuong

  • Điều trị thoái hóa khớp và viêm điểm bám gân bằng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP

    Điều trị thoái hóa khớp và viêm điểm bám gân bằng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP

    Thoái hóa khớp và viêm điểm bám gân là bệnh lý xương khớp phổ biến, chủ yếu do yếu tố tuổi tác và vận động quá mức gây tổn thương, đau đớn kéo dài. Tuy căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh. Bệnh dẫn đến tổn thương cấu trúc của khớp và cấu trúc gân, điểm bám gân, khiến người bệnh đau và hạn chế vận động. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị đem đến hiệu quả cao, an toàn. Một trong số đó là phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP – phương pháp làm giảm đau, chống viêm, phục hồi cấu trúc khớp và cấu trúc gân, giúp người bệnh cải thiện dần chức năng vận động.

    1. Thoái hóa khớp là gì?

    Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa ở khớp, phần mềm quanh khớp, xương dưới sụn, đặc biệt là sụn khớp. Bình thường sụn khớp sẽ rất trơn láng và giúp các đầu xương tại khớp có thể hoạt động dễ dàng mà không cọ xát vào nhau. Khi mắc bệnh, lớp sụn này trở nên mỏng đi hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn. Do đó, các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau, sưng và hạn chế vận động. Qua thời gian, khớp sẽ bị mất đi hình dáng, cấu trúc bình thường.

    (Hình ảnh khớp bị thoái hóa)

    Dấu hiệu:

    • Đau nhức: cơn đau âm ỉ, tăng lên vào cuối ngày, buổi tối hoặc khi vận động các khớp.
    • Cứng khớp vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy.
    • Hạn chế vận động: khó khăn trong việc đi lại, leo cầu thang…
    • Biến dạng khớp: các khớp bị sưng to và biến dạng.

    2. Viêm điểm bám gân là gì?

      Viêm điểm bám gân là bệnh lý viêm ở gân, bao gân, dây chằng thường gặp tại các vị trí bám vào xương. Viêm điểm bám tận của gân xuất hiện quanh khu vực bám của gân với xương, bao gồm: vùng gân cổ chân, gân quanh khớp gối, quanh vai, quanh khuỷu tay và cổ tay…

      (Hình ảnh viêm điểm bám gân)

      Dấu hiệu:

      • Đau ở vị trí tổn thương, đau liên tục, tăng nhiều hơn khi vận động.
      • Có thể sưng hoặc nóng, đỏ quanh vùng bị đau, hoặc có khối u hay nốt sần trên gân.
      • Trường hợp viêm gân do nhiễm khuẩn hoặc do các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,… thì sẽ có thêm triệu chứng của bệnh đó.

      3. Tại sao nên tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP?

      Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP- Platelet rich plasma) là một chế phẩm tự thân từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao gấp nhiều lần bình thường.

      Trong điều trị các bệnh lý có liên quan đến xương khớp, tiểu cầu là nguồn dồi dào các yếu tố tăng trưởng liên quan đến sự hình thành và phát triển của các mô. Huyết tương giàu tiểu cầu sau khi được tiêm vào khớp bị thoái hóa, các vị trí viêm điểm bám gân giúp giảm viêm, giảm đau, phục hồi các mô tổn thương và kích thích tái tạo các mô mới.

      Bác sĩ Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
      thực hiện tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP cho người bệnh

      Như vậy, việc ứng dụng công nghệ PRP trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có bệnh viêm điểm bám gân, thoái hóa khớp có những ưu điểm vượt trội như:

      • Tác dụng rõ rệt trong việc giảm viêm, giảm đau, cải thiện đau hiệu quả.
      • An toàn, không có tác dụng phụ.
      • Quy trình hiện đại, vô trùng tuyệt đối.
      • Quá trình điều trị không gây đau đớn.
      • Cải thiện quá trình tái tạo vùng gân, sụn khớp bị tổn thương.

      4. Những điều cần lưu ý khi điều trị bằng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP

      • Người bệnh cần được thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp. Việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP phải được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, có phòng thủ thuật đạt tiêu chuẩn, đảm bảo vô khuẩn an toàn và do bác sĩ chuyên khoa thực hiện
      • Đối với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

      Link bài viết gốc: https://viettiephospital.vn/tin-tuc/dieu-tri-thoai-hoa-khop-va-viem-diem-bam-gan-bang-phuong-phap-tiem-huyet-tuong-giau-tieu-cau-prp/

    1. Vận động viên nên tiêm huyết tương giàu tiểu cầu thời điểm nào?

      Vận động viên nên tiêm huyết tương giàu tiểu cầu thời điểm nào?

      Vn động viên nên tiêm huyết tương giàu tiu cu thi đim nào?

      Tiêm PRP, huyết tương giàu tiểu cầu, là liệu pháp điều trị hiện đại cho vận động viên để thúc đẩy hồi phục sau chấn thương hay bảo dưỡng khớp trước khi thi đấu.

      Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà – Khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – Hệ thống Bệnh viện Tâm Anh cho biết, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là liệu pháp điều trị chấn thương thể thao rất phổ biến bởi tính an toàn, không xâm lấn và hiệu quả cao. Liệu pháp này có tác dụng với rất nhiều loại chấn thương thể thao, bao gồm: viêm gân gót chân, gân bánh chè, điểm bám gân vùng khuỷu, bong gân, giãn đứt dây chằng… ở người chơi bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, golf, tennis…

      Người chơi thể thao, đặc biệt là những vận động viên, thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ chấn thương. Những tổn thương này có thể bắt nguồn từ va chạm trong thi đấu hoặc khi thực hiện các động tác khó… Chúng có thể xuất hiện trên da, gân, cơ, xương… với nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tàn phế. Lúc này, các vận động viên cần thời gian dài để phục hồi. Tuy nhiên, nếu ngừng luyện tập hoặc ngừng thi đấu quá lâu, có thể dẫn đến một vấn đề khác, đó là sụt giảm phong độ, rất quan trọng với một vận động viên.

      Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, huyết tương giàu tiểu cầu có khả năng kháng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Theo đó, sau khi gặp chấn thương, vận động viên tiêm PRP có thể quay lại luyện tập và thi đấu sớm, thậm chí là rút ngắn 50% thời gian phục hồi so với dự kiến.

      Chấn thương thể thao có thể làm sụt giảm phong độ, ảnh hưởng thành tích. Nguồn: Shutterstock

      Theo Bác sĩ Song Hà, huyết tương giàu tiểu cầu là một chế phẩm được tạo ra từ máu tự thân của chính người bị chấn thương với những đặc điểm như: không có hồng cầu và bạch cầu, nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần so với trong máu ngoại vi bình thường. Khi huyết tương giàu tiểu cầu được tiêm vào vùng bị tổn thương, các tế bào tiểu cầu sẽ tiết ra những chất hóa học có bản chất là protein, kích thích các tế bào khỏe mạnh xung quanh khu vực này phân chia và tham gia vào quá trình chỉnh sửa thương tổn, kích thích quá trình phục hồi diễn ra nhanh và ổn định hơn.

      Các trường hợp vận động viên và người chơi thể thao vận động khớp gối nhiều, thông thường quá trình dẫn đến bào mòn bề mặt sụn khớp gối và thoái hóa khớp gối nhanh hơn người bình thường. Huyết tương giàu tiểu cầu làm trơn vùng khớp gối, lấp đầy những tổn thương rất nhỏ trên bề mặt sụn khớp. Khớp gối sẽ hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

      “Vận động viên chuyên nghiệp hoàn toàn có thể tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trước giải đấu, khuyến cáo là khoảng 30 ngày. Đây có thể coi là một động thái bảo dưỡng khớp gối, trước khi bước vào những thời điểm hoạt động và thi đấu quan trọng”, Bác sĩ Song Hà cho hay.

      Trong trường hợp chấn thương nặng, cần phẫu thuật, huyết tương giàu tiểu cầu cũng có khả năng giảm viêm và hỗ trợ phục hồi. Ngoài ra, do sử dụng máu tự thân nên nguy cơ xuất hiện phản ứng dị ứng cũng thấp hơn nhiều so với điều trị bằng các loại thuốc tiêm khác. Đa số người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau khi thực hiện thủ thuật.

      Tách chiết huyết tương cần được thực hiện trong môi trường công nghệ cao. Nguồn: Shutterstock

      Phương pháp điều trị này thường được ứng dụng ở các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vì quá trình tách chiết huyết tương cần được thực hiện trong phòng lab vô khuẩn với thiết bị hiện đại, bởi những kỹ thuật viên lành nghề.

      “Huyết tương giàu tiểu cầu là một tiến bộ của khoa học, trợ thủ đắc lực cho người chơi thể thao nói chung và các vận động viên nói riêng. Do đó, sau khi bị chấn thương, người bệnh nên được thăm khám ngay và điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu càng sớm càng tốt để giữ vững phong độ”, Bác sĩ Song Hà chia sẻ.

      Bác sĩ lưu ý thêm, dù đều có tác dụng thúc đẩy nhưng cần phân biệt giữa doping và PRP. Doping là những chất hoặc phương pháp bị cấm, có khả năng làm tăng thành tích trong thi đấu thể thao một cách gian lận. Trong khi đó, PRP là liệu pháp điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi các chấn thương thể thao.

      Link bài viết gốc: https://vnexpress.net/van-dong-vien-nen-tiem-huyet-tuong-giau-tieu-cau-thoi-diem-nao-4464395.html

    2. Huyết tương giàu tiểu cầu – Con đường mới sau hậu phẫu chấn thương

      Huyết tương giàu tiểu cầu – Con đường mới sau hậu phẫu chấn thương

      Cập nhật: 30/09/2022

      Nhìn nụ cười vui vẻ và bước đi vững vàng hơn của chàng thanh niên, khó ai có thể nhận ra chàng thanh niên vừa trải qua cuộc phẫu thuật khớp gối cách đây 1 năm. Đây là món quà với những nhân viên y tế chúng tôi để cố gắng, nỗ lực từng ngày trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
       

      Bạn Nguyễn Thế Mạnh, 20 tuổi, địa chỉ Yên Thọ, Đông Triều, Quảng Ninh, có tiền sử chấn thương khớp gối đứt dây chằng chéo trước và đã phẫu thuật cách đây 1 năm. Qua tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, bạn Mạnh biết đến liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân rất có ích cho việc hồi phục chức năng khớp gối. Bạn Mạnh đã đến khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp – Bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển Uông Bí để khám và đăng ký điều trị. Sau liệu trình tiêm 3 mũi huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, bạn Mạnh đã đi lại tốt hơn và tình trạng đau nhức đã được cải thiện.

      Huyết tương giàu tiểu cầu là một chế phẩm được tạo ra từ máu sau khi được tách và loại bỏ hồng cầu, bạch cầu và làm giàu nồng độ tiểu cầu lên nhiều lần (2-8 lần) so với nồng độ tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi.

      Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong ngừng chảy máu ở vết thương bằng việc tạo ra nút tiểu cầu giúp các thành phần khác liên kết lại với nhau để tạo thành cục máu đông giúp bịt kín miệng các mạch máu nhỏ và vết thương, khởi động và kích thích quá trình liền các vết thương, giúp làm lành các tổn thương sụn, chất nền sụn khớp, tham gia vào quá trình sửa chữa, tái tạo tổ chức tổn thương sụn và xương.

      Để tạo ra huyết tương giàu tiểu cầu, một lượng máu (khoảng 20- 30ml) được lấy từ máu tĩnh mạch ở tay hoặc chân, sau đó được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao để tách và loại bỏ hồng cầu, bạch cầu và một phần huyết tương nghèo tiểu cầu để tách chiết ra khoảng huyết tương giàu tiểu cầu cần thiết để tiêm vào vùng tổn thương, kích thích các tế bào lành ở xung quanh nơi tổn thương phân chia và tham gia vào quá trình sửa chữa các thương tổn, kích thích quá trình liền thương, giúp quá trình liền thương nhanh và ổn định hơn.
       


      Hiện nay, với các chấn thương do chơi thể thao gây chấn thương khớp, tổn thương gân cơ hoặc sau phẫu thuật đứt dây chằng khớp gối, thoái hóa khớp nguyên phát cũng như các tổn thương viêm nguyên phát khác, huyết tương giàu tiểu cầu được sử dụng với hai tác dụng chính là giảm viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo để từ đó nhanh chóng phục hồi được khả năng vận động của người bệnh.

      Những trường hợp tổn thương do chấn thương và nguyên phát có thể áp dụng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu như:

      – Viêm điểm bám gân vùng khuỷu.
      – Viêm gân Achilles.
      – Viêm gân bánh chè.
      – Các chấn thương, tổn thương dây chằng bảo tồn hoặc sau phẫu thuật.
      – Các tổn thương cơ.
      – Các tổn thương sụn khớp, sụn chêm.
      – Tổn thương rách chóp xoay ở vai.
      – Các trường hợp thoái hóa: khớp gối…

      Link bài viết gốc: https://vsh.org.vn/huyet-tuong-giau-tieu-cau-con-duong-moi-sau-hau-phau-chan-thuong.htm

    3. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

      Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

      Cập nhật 17/02/2023

      Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma – PRP) là một liệu pháp điều trị trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp, thoái hóa khớp mãn tĩnh an toàn và hiệu quả bên cạnh các phương pháp truyền thông là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị. Vậy tiêm PRP có những ưu điểm gì? Cần lưu ý gì khi thực hiện tiêm huyết tương?

      Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị bệnh xương khớp

      Mục tiêu điều trị các bệnh xương khớp là giảm bớt các triệu chứng đau và cải thiện chức năng vận động. Người bệnh thường được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc làm chậm tiến triển tình trạng thoái hóa khớp,… Trong trường hợp nặng bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phẫu thuật thay khớp.

      Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có hiệu quả vượt trội cho người bệnh bị thoái hóa khớp, các bệnh lý xương khớp mạn tính giúp giảm nguy cơ phải phẫu thuật.

      Huyết tương giàu tiểu cầu PRP có nồng độ tiểu cầu cao hơn huyết tương bình thường

      Huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

      Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet rich plasma – PRP) là một chế phẩm được tạo ra bằng cách lấy khoảng 20-50 mL máu của chính người bệnh. Sau đó tiến hành tách và loại bỏ hồng cầu, bạch cầu, thu về lượng huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao gấp 2-8 lần so với huyết tương bình thường.

      Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, giúp ngừng chảy máu ở vết thương bằng cách tạo nút tiểu cầu bịt kín miệng vết thương. Ngoài ra, tiểu cầu còn có khả năng giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng và phân tử sinh học có tác dụng chống viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, chấm dứt cơn đau nhanh chóng.

      Khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào vùng khớp bị tổn thương, tiểu cầu sẽ giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng, kích thích tế bào phân chia và tham gia vào quá trình sửa chữa, làm lành các thương tổn giúp quá trình phục hồi nhanh chóng và ổn định hơn. Kết quả là giúp tình trạng thoái hóa khớp, viêm gân, chấn thương khớp được cải thiện, làm chậm tiến trình viêm điểm bám gân tại chỗ và từng bước làm lành các tổn thương. Đây chính là nguyên lý áp dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong điều trị bệnh thoái hóa khớp.

      Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp mới điều trị thoái hóa khớp

      Ưu điểm phương pháp tiêm PRP

      Hiện nay, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp điều trị mới đang được ứng dụng nhiều nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp truyền thống:

      • Tính an toàn cao, không có tác dụng phụ vì lấy máu của chính người bệnh.
      • Tác dụng giảm đau rõ rệt, đạt hiệu quả nhanh chóng hơn liệu pháp dùng thuốc khác.
      • Tổn thương hồi phục nhanh, rút ngắn thời gian điều trị, tránh được những phẫu thuật chưa cần thiết.
      • Kỹ thuật hiện đại, chính xác, đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
      • Quy trình đơn giản, thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 30 phút cho mỗi lần điều trị.

      Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu an toàn, hiệu quả và nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng đau nhức và đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài.

      Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị các bệnh CXK nào?

      Liệu pháp PRP đã được nghiên cứu và ứng dụng được hơn 20 năm trong lĩnh vực nha khoa, giúp nhanh chóng làm lành vết thương cho bệnh nhân ung thư trong giai đoạn tái tạo.

      Hiện nay, liệu pháp tiêm PRP còn được mở rộng trên nhiều lĩnh vực từ phẫu thuật tim mạch, đến chỉnh hình, thẩm mỹ và nhất là điều trị các tổn thương tại cơ xương khớp. Những bệnh lý cơ xương khớp thường được chỉ định điều trị bằng liệu pháp PRP bao gồm:

      • Thoái hóa khớp: Bệnh lý phổ biến ở những người từ độ tuổi trung niên nhưng bệnh tiến triển chậm, âm thầm nên người bệnh thường đến khám ở giai đoạn muộn.
      • Viêm điểm bám gân vùng khuỷu tay, cổ tay: Thường gặp ở người chơi tennis hoặc golf, do thực hiện các cử động vùng cổ tay lặp đi lặp lại nhiều lần.
      • Viêm gân Achilles (hay gân gót): Tổn thương do quá tải tại gân Achilles thường gặp ở các vận động viên phải chạy, nhảy nhiều hoặc có thể gặp ở những người trung niên ngồi văn phòng nhiều.
      • Chấn thương sụn chêm, dây chằng: Tổn thương thường gặp trong các hoạt động thể thao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của khớp, thường được chỉ định phẫu thuật kèm liệu pháp PRP giúp kết quả phục hồi tốt hơn.
      • Rách chóp xoay ở vai: Chấn thương khá phổ biến ở các vận động viên thường xuyên hoạt động vai nhiều như bơi, bóng chày, bóng rổ, cầu lông… Phương pháp điều trị tối ưu hiện nay là phẫu thuật nội soi khâu lại gân đứt, kết hợp liệu pháp tiêm PRP sau phẫu thuật giúp gân liền nhanh và hiệu quả.
      Liệu pháp PRP có thể được áp dụng điều trị viêm điểm bám gân vùng khuỷu tay

      Chống chỉ định sử dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

      Mặc dù liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có ý nghĩa rất lớn trong điều trị các bệnh lý thoái hóa xương khớp. Nhưng trong một số trường hợp chống chỉ định thực hiện liệu pháp PRP nếu có một trong các yếu tố sau:

      • Người bệnh bị thiếu máu, có nồng độ Hemoglobin thấp dưới 110g/l.
      • Tiểu cầu máu giảm dưới 150.000/mm3.
      • Bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu.
      • Phụ nữ đang mang thai.
      • Thoái hóa khớp kèm viêm khớp nhiễm khuẩn (hoặc chưa được loại trừ).
      • Nhiễm khuẩn vùng da xung quanh khớp, khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn.
      • Tiêm corticoid hoặc acid hyaluronic tại khớp tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

      Link bài viết gốc: https://www.mediplus.vn/co-xuong-khop/tiem-huyet-tuong-giau-tieu-cau.html

    4. Huyết tương giàu tiểu cầu ( PRP)

      Huyết tương giàu tiểu cầu ( PRP)

      Trải qua vài thập kỷ, có rất nhiều bài viết về tiềm năng cùng hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị chấn thương.

      Nhiều vận động viên nổi tiếng như tay golf Tiger Woods và ngôi sao quần vợt Rafael Nadal đã được sử dụng PRP trong điều trị các chấn thương ở đầu gối, dây chằn. Những tổn thương cơ thể này hầu hết được điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu hay bằng những ca phẫu thuật. Tuy nhiên kết quả ghi nhận từ những vận động viên được điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu lại có thời gian hồi phục và trở lại thi đấu nhanh hơn hẳn.

      Dù PRP đã và đang được ứng dụng rộng rãi, nhưng những thông tin cơ bản về PRP vẫn còn là thắc mắc của nhiều người, như:

      Huyết tương giàu tiểu cầu chính xác là gì?

      Cơ chế hoạt động của chúng là gì?

      Những tình trạng nào sẽ được điều trị bằng PRP?

      Điều trị bằng PRP có mang lại hiệu quả?

      Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là gì?

      Mặc dù phần lớn máu là chất lỏng (huyết tương), nhưng nó cũng chứa những phần tố dạng rắn (như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu). Trong đó thành phần tiểu cầu được biết đến nhiều bởi vai trò quan trọng của nó trong quá trình đông máu. Nhưng vai trò của tiểu cầu không chỉ có thế, chúng chứa rất nhiều protein gọi là yếu tố tăng trưởng (Growth factor) đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chữa lành vết thương.

      PRP chính là huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao hơn nhiều so với máu thông thường. Càng nhiều tiểu cầu, đồng nghĩa với việc nhiều yếu tố tăng trưởng, và lượng tiểu cầu thông thường sẽ nhiều gấp từ 5-10 lần.

      Quy trình để tạo huyết tương giàu tiểu cầu bắt đầu bằng công đoạn thu nhận máu từ bệnh nhân. Sau đó tiểu cầu sẽ được phân tách với các thành phần khác của máu bằng phương pháp ly tâm và cuối cùng phần huyết tương chứa đậm đặc tiểu cầu sẽ được tiêm trực tiếp vào vị trí vết thương.

      Cơ chế hoạt động của PRP là gì?

      Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc gia tăng nồng độ yếu tố tăng trưởng có trong PRP giúp tăng tốc độ hồi phục vết thương.

      Để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương bằng PRP, có hai cách thường được sử dụng:

      • Tiêm PRP một cách cẩn thận vào vùng bị tổn thương. Ví dụ đối với bệnh viêm gân gót chân Achilles, đây là tình trạng phổ biến ở các người chơi quần vợt và chạy bộ, mô liên kết ở gót chân có thể sưng, viêm và đau. Hỗn hợp PRP và thuốc tê có thể được tiêm trực tiếp vào vùng mô tổn thương này. Sau đó, cơn đau tại khu vực được tiêm có thể tăng trong một hoặc hai tuần đầu và vì vậy, có thể mất một vài tuần trước khi bệnh nhân cảm thấy tác dụng của phương pháp.
      • Cải thiện khả năng hồi phục vết thương sau một số ca phẫu thuật. Ví dụ một vận động viên bị đứt dây gót chân phải tiến hành phẫu thuật. Khi đó, quá trình hồi phục của bệnh nhân hoàn toàn có thể được rút ngắn bằng sự hỗ trợ của PRP. PRP sẽ được chuẩn bị theo một phương pháp đặc biệt cho phép nó đẩy mạnh quá trình hồi phục của phần mô bị rách.

      Những tình trạng nào sẽ được điều trị bằng PRP?

      Có nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành để đánh giá sâu hơn về hiệu quả điều trị bằng PRP. Gần đây một trong những nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng PRP đã chứng tỏ thực sự mang lại hiệu quả đáng kể, cụ thể trong trường hợp bị thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ đến trung bình. Trong quá trình điều trị bằng PRP, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bao gồm:

      • Vùng cơ thể được điều trị
      • Sức khỏe của bệnh nhân
      • Chấn thương gặp phải là cấp tính hay mãn tính
      • Quy trình chuẩn bị PRP

      Chấn thương gân mãn tính

      Theo các nghiên cứu được báo cáo hiện nay, PRP có hiệu quả trong điều trị chấn thương gân mãn tính, đặc biệt là chấn thương ở khủyu tay khi chơi quần vợt, một trong những chấn thương phổ biến của gân ngoài khuỷu tay.

      Việc sử dụng PRP cho các chấn thương gây mãn tính khác – chẳng hạn như viêm gân gót chân Achilles mãn tính hoặc viêm gân bánh chè ở đầu gối cũng mang lại nhiều kết quả hứa hẹn. Tuy nhiên, tại thời điểm này rất khó để nói liệu pháp PRP có hiệu quả hơn các phương pháp truyền thống với những vấn đề tổn thương này hay không.

      Tiêm PRP được sử dụng để điều trị chấn thương khuỷu tay trong quần vợt.

      Theo Allan K. Mishra, MD, Menlo Park, CA.

      Chấn thương dây chằng và cơ cấp tính

      Liệu pháp PRP đã được công nhận và sử dụng trong điều trị chấn thương thể thao cấp tính, như chấn thương dây chằn, chấn thương cơ. Ngoài ra PRP còn được sử dụng để điều trị trong chấn thương ở các vận động viên chuyên nghiệp, chẳng hạn như bong gân đầu gối, chấn thương cơ đùi sau.

      Phẫu thuật

      Thời gian gần đây, PRP đã được ứng dụng như một phương pháp giúp mô hồi phục sau phẫu thuật. PRP được cho là có hỗ trợ trong phẫu thuật vai để chữa lành các tình trạng rách cơ chóp xoay vai. Tuy nhiên, kết quả cho đến nay cho thấy rất ít hoặc không có lợi ích gì trong quy trình phẫu thuật này. Ngoài ra, gần đây PRP còn được tập trung nghiên cứu trong việc chữa lành sụn chêm sau sửa chữa, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu.

      Phẫu thuật để sửa chữa dây chằn đầu gối bị rách, đặc biệt ở dây chằn chéo trước là một lĩnh vực khác mà PRP đã được áp dụng. Tại thời điểm này, dường như có rất ít hoặc không có hiệu quả từ việc sử dụng PRP trong trường hợp này.

      Viêm khớp gối

      Ngày càng có nhiều tài liệu cho thấy hiệu quả của PRP có lượng bạch cầu thấp trong điều trị thoái hóa khớp gối ở mức độ thấp đến trung bình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả có thể kéo dài đến 2 năm.

      Được dịch từ bài viết gốc: https://orthoinfo.aaos.org/en/treatment/platelet-rich-plasma-prp/

    5. Liệu pháp tiêm PRP có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh xương khớp?

      Có rất nhiều phương pháp điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó phải kể đến liệu pháp tiêm PRP hay còn gọi là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đang được ứng dụng phổ biến hiện nay. Vậy tiêm PRP có tác dụng gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời!

      Tiêm PRP có tác dụng gì?

      Những bệnh lý về xương khớp chủ yếu là do yếu tố tuổi tác và vận động quá mức dẫn đến tổn thương cấu trúc của khớp, cấu trúc gân, điểm bám gân, khiến người bệnh đau nhức và khó khăn khi vận động, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được chứng minh có tác dụng lớn trong việc điều trị giảm đau, chống viêm, tái tạo, phục hồi cấu trúc khớp và cấu trúc gân.

      Liệu pháp tiêm PRP có thể điều trị 3 nhóm bệnh cơ xương khớp chính, đó là: thoái hóa khớp, viêm điểm bám gân và phần mềm quanh khớp. Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP ra đời được đánh giá là công nghệ trị liệu bệnh lý xương khớp tiên tiến hàng đầu thế giới với những ưu điểm vượt trội, giúp điều trị dứt điểm thoái hóa, viêm gân chỉ sau 1 liệu trình, không cần phẫu thuật. Đặc biệt, phương pháp này đảm bảo an toàn, không lo biến chứng, thời gian thực hiện nhanh, chỉ 5 – 10 phút, không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của gân, khớp.

      Huyết tương giàu tiểu cầu là sản phẩm được chiết xuất từ một thể tích máu tự thân, trong đó có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần mức cơ bản bình thường trong máu tĩnh mạch, gấp từ 2 đến 8 lần, so với mức trung bình. Nguyên lý của điều trị huyết tương giàu tiểu cầu là dựa trên khả năng của tiểu cầu là giải phóng ra các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học để chống viêm và kích thích khả năng phục hồi, tái tạo tại chỗ của mô tế bào, trong đó có sụn khớp, gân, dây chằng…

      Liệu pháp tiêm PRP giúp điều trị dứt điểm thoái hóa, viêm gân chỉ sau 1 liệu trình

      Liệu pháp tiêm PRP được áp dụng khi người bệnh đang có tổn thương cấu trúc khớp như thoái hóa khớp, tổn thương sụn chêm, viêm gân… Tiểu cầu được ly tâm và hoạt hóa sẽ ly giải các hạt alpha giải phóng nhiều loại protein có vai trò làm lành vết thương, từ đó giảm đau, giảm viêm, từng bước tái tạo, phục hồi cấu trúc khớp và hiệu quả làm lành vết thương trở lại như trước.

      Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu được chứng minh hiệu quả và có tính an toàn cao do lấy máu tự thân, quy trình khép kín, vô trùng, không có khả năng bị lây nhiễm bệnh, không dị ứng và không gặp nguy cơ không tương thích. Phương pháp trị liệu này hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc trong việc điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp.

      Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tiêm PRP

      Ưu điểm

      Nếu so với phương pháp tiêm corticoid thì liệu pháp tiêm PRP có hiệu quả và ưu điểm vượt trội vì ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm còn có tác dụng kích thích phục hồi vết thương theo cách sinh lý tự nhiên như tiểu cầu và tiêm corticoid không có được. Đồng thời còn làm chậm quá trình tiến triển bệnh, giảm nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp.

      So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%.

      Ngoài ra, tiêm PRP còn có những ưu điểm như:

      • Rút ngắn quá trình điều trị viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp tối đa chỉ sau 2 -3 lần tiêm
      • Kích thích chữa lành tổn thương lại 1 cách tự nhiên, an toàn.
      • Hiếm khi xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng, đau dây thần kinh và tổn thương mô,…
      • Hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc.
      • Thời gian hồi phục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm
      • Cải thiện quá trình tái tạo dây chằng và tổng hợp collagen ngoại bào.
      • Tăng phản ứng của nguyên bào sợi và huyết quản.
      • Giảm tỷ lệ rách tái phát đối với trường hợp rách gân.
      • Giảm thiểu các tác dụng phụ do các phương pháp khác có thể gây ra khi sử dụng kéo dài. Ví dụ như tiêm corticosteroid có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa gân.
      • Quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý.
      • Quy trình điều chế PRP tại Bệnh viện Hồng Ngọc được thực hiện khép kín với sự giám sát chặt chẽ trong labo đạt chuẩn quốc tế.

      Nhược điểm

      Tùy vào mức độ thương tổn và khả năng phục hồi của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 – 3 lần.

      Đối tượng chống chỉ định tiêm PRP

      Khi chỉ định tiêm PRP trong điều trị các bệnh lý xương khớp, cần thận trọng với những trường hợp sau:

      – Nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.

      – Tiểu cầu máu dưới 150.000 /mm3.

      –  Thai nghén.

      – Thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).

      – Nhiễm khuẩn ngoài da vùng quanh khớp gối, nhiễm nấm… khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp gối.

      – Tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

      – Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

      – Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống viêm không steroid thì phải ngừng trong vòng 1 tuần trước điều trị tiêm PRP hoặc acid hyaluronic.

      Tiêm PRP chống chỉ định với nhưng bệnh nhân đang mang thai

      Những lưu ý khi tiêm PRP       

      Lưu ý trước khi tiêm PRP

      – Ít nhất 5 ngày (tốt nhất là 14 ngày) trước khi tiêm PRP, người bệnh hãy ngừng thuốc uống chống viêm/chống sưng

      – Trong khoảng 1 tuần trước khi tiêm, không nên sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào khiến máu bị loãng.

      – Từ 1 tháng đến 6 tuần trước khi tiêm, không dùng cortisone và các loại thuốc tiêm steroid

      – Vào ngày tiêm PRP, ăn uống đầy đủ, hạn chế ăn vặt và nhớ bổ sung thật nhiều nước. Ngoài ra, bệnh nhân thường được khuyến khích tập thể dục vận động trước khi lấy máu vì có thể sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.

      Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học trước khi tiêm PRP

      Lưu ý sau khi tiêm PRP

      – Sau khi tiêm PRP cần nghỉ ngơi ít nhất 48h.

      – Tránh vận động thể lực, đi bộ quá 20 phút, mang vác vật nặng.

      – Tiêm PRP dung nạp tại chỗ tốt, tác dụng phụ đau tăng thêm sau tiêu và sưng tại chỗ dưới 10%.

      – Cần theo dõi sau tiêm:

      • Thời điểm: sau tiêm 12h, 24h, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
      • Chỉ số theo dõi: Thang điểm VAS, tác dụng phụ, hướng dẫn vận động
      • Chụp lại MRI sau 1 năm tiêm PRP.

      Link bài viết gốc: https://hongngochospital.vn/tiem-prp-co-tac-dung-gi/

    6. Liệu pháp PRP điều trị tổn thương cơ, xương, phần mềm do tai nạn và chơi thể thao

      Bài viết bởi ThS. Nguyễn Đắc Tú, Trưởng nhóm Đánh giá Chất lượng Sản phẩm và ThS. Phạm Thị Thanh, Chuyên viên Đánh giá Chất lượng Sản phẩm – Trung tâm Công nghệ cao Vinmec

      Huyết tương giàu tiểu cầu đã được ứng dụng điều trị trong nhiều lĩnh vực y học khác nhau và đã đem lại những tín hiệu rất khả quan. Từ những lợi ích đó, điều trị tổn thương cơ, xương, phần mềm do tai nạn và chơi thể thao bằng liệu pháp PRP ( huyết tương giàu tiểu cầu) ngày càng được quan tâm nhiều hơn nữa.

      1. Chấn thương xương khớp và mô mềm do tai nạn và chơi thể thao

      Theo WHO, chấn thương xương khớp là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cơn đau kéo dài, gây tàn tật, ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần cho hàng triệu người trên thế giới. Theo thống kê khoảng 100 triệu ca chấn thương xương khớp xảy ra hàng năm trên toàn thế giới, trong đó có 30-50% là các tổn thương gân và dây chằng. Chấn thương xương khớp do nhiều nguyên nhân như: tai nạn giao thông, trong sinh hoạt hàng ngày hay trong quá trình chơi thể thao.

      Chấn thương mô mềm cấp tính liên quan đến thể thao là kết quả của các chấn thương đơn lẻ như căng cơ, bong gân hoặc rách dây chằng. Tổn thương mô mềm mãn tính thường là kết quả của quá trình vận động cơ học, ban đầu là những biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến viêm và dần dần phát triển

      2. Phương pháp điều trị

      Chấn thương xương khớp không chỉ gây đau đớn cho chính bệnh nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một số phương pháp điều trị như: RICE, vật lý trị liệu, tiêm corticosteroid hay phẫu thuật can thiệp. Theo đó, các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích an toàn, hiệu quả để giúp bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường.

      Gần đây, cùng với sự tiến bộ trong y sinh và công nghệ sinh học, các phương pháp điều trị tổn thương xương khớp sử dụng liệu pháp tế bào, công nghệ mô hay ứng dụng các sản phẩm máu tự thân để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tái tạo mô, kích thích sự tăng sinh, di chuyển và biệt hóa của nhiều loại tế bào, trong đó có tế bào tạo xương. Ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) trong điều trị tổn thương cơ xương khớp, đặc biệt là những chấn thương liên quan đến thể thao ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

      Liệu pháp PRP được ứng dụng trong điều trị tổn thương cơ xương khớp

      3. Liệu pháp điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

      Rất nhiều người băn khoăn thắc mắc không biết liệu pháp PRP phương pháp PRP có tốt không? Thực tế, Huyết tương giàu tiểu cầu (platelet rich plasma – PRP) là sản phẩm máu tự thân có chứa hàm lượng tiểu cầu cao hơn nhiều lần lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi. Hạt α trong tiểu cầu chứa một lượng lớn các protein và các nhân tố tăng trưởng quan trọng không những có vai trò đông máu mà còn tham gia vào quá trình chữa lành vết thương, tái tạo mô, tổng hợp collagen.

      Quá trình phân tách PRP rất đơn giản nhưng đòi hỏi các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng cao. Vì PRP được phân tách từ máu tự thân nên nó an toàn, không gây đáp ứng miễn dịch và giảm thiểu tối đa các nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan B,C). Do đó, liệu pháp PRP đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y học khác nhau như: thẩm mỹ (trẻ hóa da mặt, cải thiện sắc tố da, điều trị sẹo), nha khoa, phẫu thuật chỉnh hình, sản – phụ khoa. Hiện nay, liệu pháp PRP đang là một trong những liệu pháp hiệu quả trong điều trị tổn thương cơ xương khớp, đặc biệt là các chấn thương nghiêm trọng có liên quan đến thể thao bao gồm:

      • Tổn thương cơ
      • Tổn thương gân (Viêm gân Achilles, Viêm lồi cầu ngoài khuỷu tay)
      • Tổn thương dây chằng

      Link bài viết gốc: https://www.vinmec.com/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/lieu-phap-prp-dieu-tri-ton-thuong-co-xuong-phan-mem-do-tai-nan-va-choi-thao/